Súc miệng nước muối trước hay sau khi đánh răng sẽ tốt hơn?

Súc miệng bằng nước muối là một phương pháp chăm sóc răng miệng đơn giản và hiệu quả được mọi người áp dụng mỗi ngày. Đặc tính sát khuẩn cao của muối sẽ mang đến cho bạn một hơi thở thơm tho và hàm răng chắc khỏe. Vậy nên súc miệng nước muối trước hay sau khi đánh răng? Bạn hãy cùng Yca.vn theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

I. Súc miệng bằng nước muối có tốt không?

Muối là gia vị không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Muối giúp tạo nên những món ăn ngon và các thành phần trong muối rất có lợi đối với sức khỏe cơ thể. 

Có tài liệu cho thấy nước muối đã được người Trung quốc và người ai cập sử dụng để chữa các bệnh về nướu và làm dịu răng vào khoảng năm 2.700 trước công nguyên.

Vậy súc miệng bằng nước muối có tác dụng gì?

Công dụng của nước muối.

Súc miệng bằng nước muối sẽ đem lại rất nhiều tác dụng:

  • Ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn: Muối có khả năng kháng khuẩn nên có thể loại bỏ hết những mảng bám cao răng, giúp răng miệng trở nên sạch hơn và không để sâu răng có cơ hội phát triển.
  • Giảm tình trạng đau răng: Sử dụng nước muối súc miệng sẽ làm giảm những cơn đau nhức răng do sâu răng gây ra. 
  • Giúp răng trắng sáng: Nước muối còn có tác dụng diệt khuẩn, làm sạch hết các vết bám trên bề mặt răng, từ đó giúp răng chắc khỏe và trắng sáng hơn.
  • Bảo vệ răng chắc khỏe: Việc súc miệng bằng nước muối mỗi ngày sẽ giúp răng và nướu luôn được bảo vệ trước sự tấn công của vi khuẩn.
  • Chữa bệnh hôi miệng: Muối có đặc tính sát khuẩn nên có khả năng loại bỏ hết những mùi hôi trong khoang miệng.
  • Chữa bệnh chảy máu chân răng: Nếu ai đang bị chảy máu chân răng, chỉ cần súc miệng với nước muối mỗi ngày thì tình trạng này sẽ thuyên giảm và có thể khỏi hẳn.
  • Làm dịu vết loét: Nước muối có thể kích thích tăng lưu lượng máu đến miệng nhiều hơn nên giúp các vết xước, vết loét trong miệng nhanh lành hơn. Mặt khác, với những ca phẫu thuật ở khu vực miệng, súc miệng nước muối cũng sẽ đẩy nhanh tốc độ hồi phục hơn.
  • Duy trì độ pH tự nhiên: nước muối giúp trung hoà axit trong cổ họng do vi khuẩn tạo ra, nhờ đó cân bằng độ pH trong khoang miệng, ngăn ngừa các bệnh liên quan.
  • Súc miệng bằng nước muối cũng giúp ngăn ngừa viêm amidan, làm tan đờm và giảm nghẹt mũi, chữa viêm họng, ho khan…

II. Nên súc miệng nước muối trước hay sau khi đánh răng?

Nên súc miệng bằng nước muối khi nào? Các chuyên gia Y tế cho rằng thời gian súc miệng bằng nước muối thích hợp nhất là vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc buổi tối trước khi đi ngủ. Bạn có thể súc miệng nước muối trước hay sau khi đánh răng đều được.

Với những bạn bị viêm lợi, viêm họng thì nên cách 2 giờ lại súc miệng với nước muối một lần làm dịu vết thương nhưng bạn lưu ý chỉ nên pha loãng nước muối và thực hiện đúng cách mới đem lại hiệu quả.

Không nên pha nước muối súc miệng quá mặn.

1. Cách súc miệng nước muối đúng cách

Bạn có thể lựa chọn thời điểm súc miệng nước muối trước hay sau khi đánh răng đều được. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý nồng độ muối trong dung dịch nước súc miệng rất quan trọng. Không phải cứ súc miệng bằng nước muối càng đặc thì khả năng sát khuẩn càng tốt. Việc sử dụng nước muối quá mặn sẽ khiến họng, men răng bị tổn thương. Vậy nên tỷ lệ pha nước muối súc miệng cần thích hợp, đúng liều lượng.

Bạn có thể tự pha nước muối súc miệng tại nhà hoặc sử dụng nước muối pha sẵn được bán tại các tiệm thuốc tây.

2. Cách pha nước muối súc miệng

Chuẩn bị:

  • 250ml nước ấm 40 độ C
  • 1 muỗng cà phê muối trắng
  • Bạn có thể sử dụng thêm: Baking soda, lô hội, mật hoa dừa, dầu mè, chanh…

Cách thực hiện:

Cho muối vào nước ấm rồi khuấy đều. Bạn có thể cho tiếp các thành phần khác vào hỗn hợp để tăng hiệu quả. Trộn đều để các nguyên liệu với nhau và dùng hỗn hợp này để súc miệng.

3. Cách pha nước muối 0.9%

  • Bước 1: Rửa tay sạch sẽ và tiệt trùng, làm sạch các dụng cụ pha nước muối.
  • Bước 2: Tìm mua muối hột nguyên chất tại các cửa hàng, nên chọn mua muối biển nguyên chất.
  • Bước 3: Mua nước đã tiệt trùng hoặc nước tinh lọc được đóng chai đảm bảo. Hoặc bạn có thể dùng nước đun sôi để nguội.
  • Bước 4: Hòa 9g muối vào 1000ml nước và khuấy đều đến khi muối hòa tan hết trong nước.
  • Bước 5: Tiến hành lọc và cất nước muối vào chai để sử dụng mỗi ngày. Nên bảo quản nước muối ở nơi khô ráo, thoáng mát và lưu ý nên sử dụng nước muối này trong thời gian 15 ngày sẽ cho kết quả chăm sóc răng miệng tốt hơn. Sau 15 ngày, bạn sẽ pha chai nước muối mới.

cách pha nước muối súc miệng đúng cách

Cách pha nước muối súc miệng đúng cách.

4. Hướng dẫn cách súc miệng bằng nước muối

Mặc dù súc miệng nước muối trước hay sau khi đánh răng đều được, nhưng để nước muối phát huy hết công dụng của nó, bạn cần chú ý đến thời gian và cách súc miệng. Hãy thực hiện theo những bước sau:

  • Bước 1: Ngậm nước muối súc miệng trong 30 giây. Không nên uống ngụm quá to vì sẽ khó sục nước trong khoang miệng. Bạn cần đảm bảo rằng dung dịch nước muối có thể tiếp xúc đến từng khu vực trong khoang miệng. 
  • Bước 2: Nhổ nước muối đó ra và tiến hành súc miệng lần 2. Đối với lần này, bạn hãy tăng thời gian súc miệng lên 60 giây để nước muối có thể tác động đến toàn bộ khoang miệng.
  • Bước 3: Nhổ nước muối ra và súc miệng lại thật sạch với nước uống bình thường để loại bỏ hết lượng nước muối sót lại cũng như các mảng bám đã bong ra.

III. Những lưu ý cần biết khi súc miệng bằng nước muối

Để vệ sinh răng miệng bằng nước muối mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn hãy lưu ý một số chia sẻ dưới đây:

Muối phải hòa tan hết

Muối không được hòa tan hết với nước trong dung dịch nước súc miệng sẽ dẫn đến tình trạng làm mòn men răng và khiến nướu bị tổn thương. Điều này khiến lớp phủ bên ngoài bảo vệ răng bị hỏng và dễ mắc các bệnh răng miệng.

Pha muối đúng tỷ lệ

Khi súc miệng, nếu thấy những dấu hiệu bất thường như buồn nôn, khó chịu thì bạn nên giảm lượng muối xuống hoặc pha loãng dung dịch để không gây ra kích ứng.

Không nuốt nước muối

Không nuốt dung dịch nước muối súc miệng vì muối mặn có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày và sức khỏe của bạn. Một số nghiên cứu đã chứng minh việc uống nước muối có thể mắc một số bệnh liên quan đến tim mạch như cao huyết áp.

Không súc miệng nước muối nhiều lần

Đối với súc miệng nước muối, bạn không nên lạm dụng mà nên thực hiện với tần suất vừa đủ. Một ngày chỉ nên súc miệng với nước muối 2 – 3 lần/ngày.

Không ngậm nước muối quá lâu

Ngậm nước muối quá lâu trong miệng sẽ phản tác dụng vì muối có thể khiến miệng của bạn bị khô và trở nên khó chịu. Thời gian chuẩn nhất cho mỗi lần súc miệng với nước muối là 60 giây.

Tránh uống nhầm nước muối

Nước muối sau khi pha sẽ có màu trong suốt như nước lọc uống hàng ngày. Để tránh tình trạng uống nhầm, bạn nên dán nhãn đánh dấu hoặc để nước muối trong lọ có màu sắc riêng biệt.

Nước muối không phải là thuốc

Mặc dù nước muối có tác dụng sát khuẩn, kháng khuẩn nhưng dung dịch này chỉ góp phần ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng chứ không có khả năng chữa trị hoặc khắc phục các bệnh lý liên quan đến răng miệng. 

Vậy nên, những người mắc bệnh lý nặng cần đến nha khoa thăm khám để được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc súc miệng nước muối trước hay sau khi đánh răng. Duy trì những thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách sẽ mang đến cho bạn hàm răng chắc khoẻ, hơi thở thơm tho, ngăn ngừa các vấn đề về răng miệng. Cùng với đó, để có thể bảo vệ tốt hơn cho sức khoẻ của bản thân và gia đình, bạn hãy lưu ý chọn những sản phẩm chăm sóc răng miệng từ các thương hiệu uy tín.

5/5 - (1 đánh giá sao)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *