Người Việt từ xưa đã có câu nói “Cái răng cái tóc là góc con người”. Việc có được một hàm răng chắc khoẻ, trắng đẹp không chỉ giúp chúng ta tự tin hơn mà còn tạo ấn tượng tốt với mọi người xung quanh. Vì vậy, việc duy trì thói quen chăm sóc răng miệng hợp lý thường xuyên rất quan trọng. Vậy đánh răng nhiều có tốt không, đánh răng bao nhiêu lần trong ngày là đủ? Mời bạn cùng đọc bài viết dưới đây nhé!
I. Đánh răng quá nhiều gây nên nhiều tổn hại
Có không ít người có thói quen đánh răng 4 – 5 lần mỗi ngày để làm sạch răng miệng. Tuy nhiên, thói quen này không tốt chút nào. Nguyên nhân là bởi việc đánh răng quá nhiều sẽ mang đến nhiều tổn hại.
Đánh răng quá nhiều lần trong ngày không tốt cho răng và lợi.
1. Bào mòn men răng khiến răng bị nhạy cảm
Men răng là gì? Men răng là lớp chất cứng nằm ngoài cùng của răng và không chứa các tế bào sống. Chính vì vậy, men răng sẽ dễ dàng bị hư tổn và không thể tự phục hồi sau khi đã bị hư tổn.
Đánh răng nhiều có tốt không cho men răng? Nếu đánh răng quá nhiều lần, các chất Flour có trong kem đánh răng sẽ bào mòn men răng khiến răng bị đau nhức và ê buốt. Không những vậy, men răng bị bào mòn còn gây nên tình trạng răng bị ố màu hoặc xỉn vàng do tác động của các loại thực phẩm.
2. Gây kích ứng nướu (hoặc tụt nướu)
Không chỉ bào mòn men răng mà đánh răng quá nhiều còn gây kích ứng nướu hoặc tụt nướu. Cụ thể là sự cọ xát thường xuyên giữa bàn chải và nướu khiến nướu dần di chuyển về phía cổ răng. Lúc này, bề mặt chân răng sẽ dần bị lộ ra ngoài và bắt đầu bị bào mòn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tổn thương cho phần răng bên trong.
3. Mòn chân răng, gây ra ê buốt
Như đã nói ở trên, khi bề mặt chân răng bị lộ ra cũng chính là lúc chân răng đứng trước nguy cơ bị bào mòn. Nếu bạn vẫn đánh răng quá nhiều lần với bàn chải có lông cứng cùng kem đánh răng có chất tẩy mạnh thì tình trạng mòn chân răng sẽ càng trầm trọng. Mòn chân răng sẽ khiến răng bị ê buốt khi ăn uống đồ nóng hoặc lạnh, thậm chí là đau răng có kèm mủ hoặc gãy ngang chân răng.
II. Nên đánh răng khi nào?
1. Nên đánh răng 2 – 3 lần/ngày
Đánh răng quá nhiều sẽ gây ra những tác động xấu cho sức khỏe của răng miệng. Do đó, thông thường, bạn chỉ nên đánh răng 2 lần/ngày với thời gian 2 – 3 phút/lần. Vậy đánh răng lúc nào tốt nhất trong ngày? Đó là đánh răng buổi sáng sau khi thức dậy và đánh răng vào buổi tối trước khi đi ngủ.
2. Đánh sau bữa ăn khoảng 30 phút
Ngoài ra, nếu bạn muốn đánh răng sau khi ăn thì chỉ nên thực hiện sau khi ăn xong khoảng 30 phút. Đấy là khoảng thời gian vừa đủ để các axit có trong thức ăn bị trung hòa bởi nước bọt. Nhờ vậy, bạn sẽ tránh được tình trạng mòn răng hoặc hỏng men răng.
Nên đánh răng với tần suất phù hợp.
3. Đánh răng đúng cách như thế nào?
Vậy bạn đã biết cách đánh răng hay chải răng đúng cách hay chưa? Hãy theo dõi chi tiết các bước dưới đây nhé!
- Bước 1: Sử dụng nước sạch để súc miệng nhằm làm sạch toàn bộ khoang miệng.
- Bước 2: Làm sạch bàn chải và phần lông bàn chải với nước. Sau đó, lấy một lượng kem đánh răng vừa đủ ra phần lông bàn chải.
- Bước 3: Đặt bàn chải nằm ngang và nghiêng một góc 45o so với viền nướu. Ngoài ra, bạn cũng cần chắc chắn rằng phần lông bàn chải có sự tiếp xúc với cả nướu và răng.
- Bước 4: Chà phần lông bàn chải lên mặt ngoài của tất cả các răng hàm ở hàm trên và dưới theo chiều lên, xuống hoặc xoay tròn.
- Bước 5: Thực hiện tương tự bước 4 đối với mặt trong của tất cả các răng hàm ở trên và dưới.
- Bước 6: Để bàn chải theo chiều dọc, ngửa mặt bàn chải và từ từ chà lên mặt trong của các răng cửa hàm trên theo chiều lên, xuống.
- Bước 7: Để bàn chải theo chiều dọc, úp mặt bàn chải và từ từ chà lên mặt trong của các răng cửa hàm dưới theo chiều lên, xuống.
- Bước 8: Chà lông bàn chải lên bề mặt lưỡi để loại bỏ thức ăn và vi khuẩn còn dính trên lưỡi.
- Bước 9: Súc miệng 3 – 4 lần để đảm bảo khoang miệng không còn dính bọt, các mảng bám, thức ăn hay vi khuẩn. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thêm nước súc miệng để làm sạch tuyệt đối và mang lại hơi thở thơm mát.
III. Một số lưu ý khi đánh răng, chăm sóc răng miệng
Lưu ý khi đánh răng
- Không nên sử dụng nước quá lạnh hoặc quá nóng để đánh răng. Bởi vì nước quá lạnh sẽ khiến răng ê buốt, nước quá nóng sẽ đốt cháy khoang miệng. Do đó, lời khuyên dành cho bạn chính là sử dụng nước ấm để đánh răng.
- Nên chọn bàn chải có đầu nhỏ và lông mềm để dễ dàng di chuyển vào những khu vực nhỏ trong miệng hay kẽ răng. Loại bàn chải này còn giúp bảo vệ những phần mô nướu mềm hay nhạy cảm khỏi sự tiếp xúc mạnh với bề mặt của bàn chải.
- Nên hình thành thói quen thay mới bàn chải theo định kỳ 3 tháng 1 lần. Sau khoảng thời gian này, lông bàn chải đã bị xù và mòn nên không thể làm sạch răng miệng một cách hiệu quả. Đồng thời, đây cũng chính là môi trường trú ẩn lý tưởng của các loại vi khuẩn gây hại trực tiếp cho răng miệng.
- Bạn tuyệt đối không được dùng chung bàn chải với bất kỳ ai bởi việc này tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm các bệnh về răng miệng, viêm gan… thậm chí là HIV.
- Sử dụng lực vừa phải để đánh răng. Sử dụng lực quá mạnh sẽ khiến hỏng men răng. Ngược lại, sử dụng lực quá nhẹ sẽ không thể làm sạch các mảng bám và vi khuẩn.
- Đối với vùng nướu đang bị chảy máu hoặc tổn thương, bạn không nên đưa bàn chải vào sâu để tránh tình trạng viêm lợi.
Lưu ý về cách chăm sóc răng miệng
Ngoài những lưu ý liên quan tới việc đánh răng nhiều có tốt không, cách đánh răng sạch, bạn cũng nên ghi nhớ hoặc điều chỉnh một số thói quen sau đây:
- Không uống đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh.
- Không ăn các loại đồ ăn quá cứng hoặc quá dai.
- Không hút thuốc lá.
- Hạn chế uống các loại đồ uống có chứa cồn, caffeine.
- Hạn chế dùng tăm mà thay thế bằng chỉ nha khoa để làm sạch răng sau các bữa ăn.
- Không cắn móng tay.
- Thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ, gặp nha sĩ và khám răng miệng khoảng 4 – 6 tháng/lần.
Bài viết này đã giúp bạn trả lời câu hỏi: “Đánh răng nhiều có tốt không” cũng như hướng dẫn chi tiết về cách đánh răng sạch. Bạn cần lưu ý rằng để có được một hàm răng chắc khỏe và đẹp thì trước hết cần nói không nói việc không đánh răng. Bạn cần chú ý đến số lần đánh răng mỗi ngày, sử dụng bàn chải và loại kem đánh răngphù hợp nhé!